Miến hay bún tàu là loại thực phẩm dạng sợi khô, được chế biến từ bột gạo, bột dong, bột đậu xanh hoặc bột sắn. Sợi miến làm từ bột dong thường ngon hơn: dai, trong, không “trương” lên trong lúc ăn. Nói chung, miến là một thứ đồ ăn khô sơ chế phổ biến trong các hàng quán ăn nhanh lẫn trong gia đình Việt Nam, chỉ đứng sau bún. Ở các thành phố lớn, miến cũng góp mặt trong các món ăn đường phố thông dụng như miến ngan, miến cua, miến lươn..

Mô tả
- Phân loại miến dựa vào màu sắc: Có 3 loại màu miến thường xuất hiện chủ yếu trên thị trường là:
+ Miến có màu trắng đục, hoặc trắng trong: Đây là màu sắc cơ bản của những tinh bột sau khi làm nên các sợi miến.
+ Miến có màu ngã vàng: Do được nhuộm từ mật mía hoặc các nguyên liệu nhuộm tự nhiên.
+ Miến dong có màu xám nhạt: Miến dong được làm từ tinh bột của củ dong riềng.
- Phân loại miến dựa vào nguyên liệu sản xuất: Dựa vào nguyên liệu tinh bột cấu thành, có thể phân miến thành 4 loại cơ bản là:
+ Miến gạo: Là sợi miến được sản xuất từ tinh bột gạo. Chiếm 90% lượng chất khô của hạt gạo, có hàm lượng amylose (quyết định độ dẻo của hạt gạo và miến là ra) thay đổi từ 18% – 45% (do có nhiều loại gạo: nở xốp, dẻo thơm, …) và có mức protein trung bình là 9.4%.
+ Miến dong: Là sợi miến được sản xuất từ tinh bột dong riềng. Trong đó, tinh bột dong riềng được lấy từ củ dong riềng (hay còn được gợi là có nơi gọi củ chuối, củ chóc), thường bị nhầm lẫn với củ dong (bình tinh, hoàng tinh). Hàm lượng tinh amylose trong tinh bột dong riềng cao so với nhiều loại tinh bột khác từ 25% – 30%. Đặc biệt gel (chất kế dính) trong tinh bột dong riềng có khả năng tái kết tinh cao và trong suốt, khiến sợi miến trong suốt và hấp dẫn.
+ Miến đậu xanh: Là sợi miến có nguyên liệu chính là tinh bột đậu xanh. Có hàm lượng amylose rất cao lên đến 50%. Ngoài ra, trong đậu xanh chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nên sản phẩm miến đậu xanh rất được ưa chuộng trên thị trường.
+ Miến hỗn hợp: Có sợi miến được tạo thành từ 1 tổ hợp tỷ lệ của các loại tinh bột thường là tinh bột gạo, tinh bột đậu xanh, tinh bột khoai tây hay tinh bột lúa mì … và có thể có nhiều thành phần tinh bột khác tùy vào nhà sản xuất.
Yêu cầu kỹ thuật
Khách hàng dự định đầu tư dây chuyền sản xuất miến công suất 500kg/ngày, lắp đặt tại huyện tỉnh An Giang.
Hiện tại thị trường miến chủ yếu do các cơ sở sản xuất thủ công và bán thủ công cung cấp. Để nâng cao năng suất, giảm chi phí nhân công từ đó giảm giá thành sản phẩm, khách hàng yêu cầu dây chuyền sản xuất miến tươi hoàn toàn tự động và khép kín gồm các khâu: nguyên liệu bột + nguyên liệu phụ trợ→thêm nước trộn→trộn hỗn hợp dịch thể→phân chia dịch thể→tự làm chín kéo sợi→lão hóa liên tục→băng tải đưa cắt đoạn thông minh→làm nguội từ từ→rửa miến→công nhân tính số lượng cho vào khuôn→sấy khô đa tầng liên tục→đóng gói→hàng thành phẩm.
Hình thức hợp tác
Chuyển giao trọn gói dây chuyền và kỹ thuật sản xuất miến tự động khép kín.